Vận chuyển miễn phí cho đơn hàng trên $100 tại Hoa Kỳ
Hồng sâm củ thái lát Hàn Quốc – hộp thiếc 75g
① Tên sản phẩm: Hồng sâm củ thái lát Hàn Quốc/Hộp thiếc
② Năm sản xuất nguyên liệu nhân sâm: 2020∼2021
③ Khối lượng tịnh: 75g
④ Năm thu hoạch: sâm 6 năm tuổi
⑤ Hạng: Sản phẩm đạt
⑥ Giấy thực phẩm + hộp gỗ + hộp kim loại
⑦ Hạn sử dụng: 10 năm kể từ ngày sản xuất
⑧ Xuất xứ: Hàn Quốc
⑨ Bảo quản: Tránh ánh nắng trực tiếp và bảo quản nơi khô ráo
1) Thông tin về hồng sâm
<Sự khác biệt giữa nhân sâm tươi, hồng sâm và hắc sâm>
Tùy thuộc vào cách chế biến, nhân sâm có thể được chia thành ① nhân sâm tươi, ② hồng sâm, ③ hắc sâm.
① Nhân sâm tươi
Thuật ngữ cơ bản nhất để chỉ nhân sâm chưa qua chế biến sau khi thu hoạch, nó còn được gọi là sâm tươi. Nhân sâm tươi có chứa khoảng 75% nước, khó bảo quản tươi hơn một tuần và có nguy cơ bị thối hoặc hư hỏng trong quá trình phân phối. Do đó, hồng sâm hoặc hắc sâm, là loại sâm đã qua chế biến, được sử dụng thường xuyên hơn.
② Hồng sâm
Hồng sâm, loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe được người Hàn Quốc sử dụng nhiều nhất và chiếm khoảng 36% tổng doanh số bán thực phẩm chức năng, là nhân sâm tươi được hấp và sấy khô bằng hơi nước ở nhiệt độ khoảng 98 độ C (quá trình hấp và sấy từ 2 đến 4 lần), và vì bên ngoài có màu đỏ nên được đặt tên là ‘Hồng sâm’.
Hồng sâm là một loại thực phẩm đã qua chế biến nên không bị biến đổi chất dù bảo quản trong thời gian dài do đó rất tiện lợi khi bảo quản.
Trong quá trình hấp và sấy khô sâm tươi, các chất độc được loại bỏ và tạo ra saponin không có trong sâm tươi, đây là chất có nhiều tác dụng khác nhau như tăng cường miễn dịch, phục hồi mệt mỏi, chống oxy hóa và cải thiện cơ thể.
③ Hắc sâm
Hắc sâm là một loại dược liệu được chú ý gần đây hơn cả hồng sâm. Hắc sâm có thể lạ lẫm hơn so với hồng sâm và điểm khác biệt lớn nhất giữa hồng sâm và hắc sâm là sự khác biệt về số lần hấp và sấy. Hồng sâm trải qua quá trình hấp và sấy từ 2 đến 4 lần thì hắc sâm trải qua quá trình hấp và sấy tới 9 lần.
Vì lý do này, nó có màu đen và mùi vị khác với hồng sâm. Như vậy, Hắc sâm mất nhiều thời gian và công sức hơn hồng sâm để chế biến, và đây cũng là lý do tại sao hắc sâm vẫn được ít người biết đến hơn hồng sâm.
2) Lý do tại sao hồng sâm phải qua quá trình hấp, sấy nhiều lần (quy trình chế biến hồng sâm bằng cách hấp và sấy khô nhân sâm nhiều lần)
Đối với hồng sâm, chỉ có những củ sâm tươi chất lượng cao được lựa chọn từ những củ sâm tươi 6 năm tuổi, đem hấp, sấy khô và chế biến sao cho độ ẩm dưới 14%.
Trong quá trình chế biến hồng sâm, một phản ứng hóa nâu không enzym được thúc đẩy để tạo thành sản phẩm của phản ứng hóa nâu, trong đó một lượng lớn các chất chống oxy hóa như Maltol được tạo ra. Người ta đã phát hiện ra rằng những hoạt chất mới như Ginsenoside Rh₂ và Panaxytriol có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư cũng được tạo ra.
3) Sự khác biệt giữa hồng sâm và hắc sâm
Như đã đề cập ở trên, đối với trường hợp của hồng sâm và hắc sâm, có thể thấy rằng có sự khác biệt lớn về thành phần theo quy trình chế biến.
Khi sâm tươi được hấp và sấy khô, trọng lượng giảm khoảng 1/5, nhưng Ginsenoside, một saponin chỉ có trong nhân sâm, lại tăng gấp 20 lần.
Đây không phải là điểm khác biệt duy nhất giữa hồng sâm và hắc sâm. Để các saponin có công dụng tốt đối với cơ thể, chúng phải được hấp thụ vào cơ thể. Rb1, Rb2, Rc và Rd, là những saponin phân tử cao thường có trong hồng sâm không dễ được hấp thụ vào cơ thể, nhưng trong hắc sâm, khi qua quá trình chế biến, tạo thành saponin phân tử thấp như Rg3, Rg5, Rk1, Rh1 giúp hấp thu vào cơ thể dễ dàng hơn nhiều. Nói một cách dễ hiểu, thành phần mô của nhân sâm ở trạng thái sol cứng, chuyển sang trạng thái gel mềm trong quá trình hấp và sấy nhiều hơn 3 lần, do đó khả năng tiêu hóa của hồng sâm và hắc sâm cao hơn so với nhân sâm.
4) Cách sắc nước hồng sâm củ
① Lượng củ sâm:
* Khi dùng thời gian ngắn: 50g (3 củ) ~ 60g (4 củ)
* Khi dùng lâu dài: 12g (2/3 củ) ~ 20g (1 củ)
②Cách sắc nước hồng sâm trong nồi nấu chậm (Slow cooker)
Cho khoảng 2 củ hồng sâm (30g) vào nồi nấu chậm, đổ 1,500 ~ 2,000cc nước, đun sôi trong 3 tiếng đồng hồ và duy trì nhiệt độ ở 850C. Cho nước sắc hồng sâm này vào bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt. Sau đó, đổ thêm 1,500 ~ 2,000cc nước vào nồi củ sâm và đun ở nhiệt độ 850C để sắc thêm. Lặp lại bước này 2 hoặc 3 lần nữa. Nước hồng sâm được sắc lại một lần nữa thì càng tốt vì những thành phần hữu hiệu của hồng sâm đã được tiết ra hết.
Sau đó, gộp toàn bộ phần nước hồng sâm đã sắc lại. Vì đun sôi khoảng 1,500 ~ 2,000cc nước 3 đến 4 lần nên lượng nước hồng sâm khá lớn. Do đó, có thể pha nước hồng sâm đậm đặc được sắc đầu tiên với nước hồng sâm loãng hơn được sắc lúc sau để tạo thành nước hồng sâm có nồng độ phù hợp để uống.
Khi sắc hồng sâm theo cách này, thời gian sắc hồng sâm khoảng 9 đến 12 tiếng. Sau đó, cho nước hồng sâm vào chai thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh, uống một cốc trước và sau bữa sáng và một cốc trước và sau bữa trưa để cảm nhận hiệu quả.
Nếu cần, hãy thêm nước lạnh hoặc nước ấm để dùng. Sẽ ngon hơn nếu cho thêm mật ong hoặc nước sắc táo tàu.
5) Những thuốc không nên dùng với hồng sâm:
Khi uống hồng sâm, không nên dùng chung các loại thuốc có caffeine, thuốc huyết áp, estrogen (nội tiết tố nữ), thuốc chống loạn thần. Vì hồng sâm có tác dụng bồi bổ khí huyết và thần kinh nên có ý kiến cho rằng nếu dùng chung với các loại thuốc này thì tác dụng của thuốc trở nên quá mạnh và có thể gây ra tác dụng phụ.
6) Thực phẩm ăn cùng với hồng sâm có thể gây kích ứng: 'Tính tương thích’ của hồng sâm làm vị thuốc
Có những loại thực phẩm hợp với hồng sâm và có những loại thì không hợp. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận vì khả năng tương thích thực phẩm này có thể phù hợp hoặc không phù hợp tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
① Hồng sâm + mật ong: Có thể bổ sung thêm calo bằng cách dùng hồng sâm chứa ít calo với mật ong. Mật ong giúp tiêu hóa và hấp thụ.
② Hồng sâm + táo tàu: Táo tàu có tác dụng làm ấm cơ thể, ổn định thần kinh. Dùng rất hợp với nhân sâm.
③ Hồng sâm + hoàng kỳ: Cải thiện chức năng phổi và kiểm soát mồ hôi.
④ Hồng sâm + củ mài: Có tác dụng bồi bổ, bổ khí và làm mạnh các ống phế quản.
⑤ Hồng sâm + địa hoàng: Giúp kiểm soát huyết áp và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
⑥ Hồng sâm + mạch môn + ngũ vị tử bắc: Tốt như một thức uống mùa hè. Nó giúp ích cho chức năng của phổi và bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất qua mồ hôi.
⑦ Hồng sâm + gà: Trung hòa mùi của gà và tăng cường năng lượng.
7) Hiệu quả của Hồng sâm
① Tăng cường khả năng miễn dịch.
② Ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.
③ Cải thiện trí nhớ (cải thiện sức khỏe não bộ). Phòng ngừa chứng đãng trí.
④ Giúp phục hồi sau mệt mỏi vì vậy rất tốt cho những người cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
⑤ Giúp giải rượu.
⑥ Tăng cường sinh lực.
⑦ Ngăn ngừa loãng xương và thiếu máu.
⑧ Giúp khắc phục các rối loạn thời kỳ mãn kinh.
⑨ Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
⑩ Ngăn ngừa lão hóa.
⑪ Cải thiện sức khỏe làn da.
Thanks for subscribing!
This email has been registered!